Trang Thơ Văn

Thứ Năm, 3 tháng 6, 2010





BẢN TRƯỜNG CA THỨ BẢY
(Gởi người anh em bên kia giới tuyến)

Gió thu lạnh, từng lá vàng run rẩy
Cây trơ cành buồn bã hứng trời sương
Tôi viết tiếp bản trường ca thứ bảy
Chút lòng người vong quốc gởi quê hương !

Một quê hương bên kia bờ đại hải
Nửa địa cầu vời vợi cánh chim bay
Quê tôi đấy, dân đau thương quằn quại
Tôi xa quê, lòng nhớ qúa, đêm ngày!

Xưa, đẹp lắm, từng bờ sông, ngọn núi
Giặc tràn về tất cả trắng màu tang
Hăm mấy năm tôi chờ cơn gió nổi
Tôi đợi Kinh Kha phất ngọn cờ vàng!

Anh hỏi chúng tôi sao yêu đất nước
Lại âm thầm rời bỏ để ra đi
Và chị hỏi vì sao yêu tổ quốc
Cần bàn tay xây dựng lại không về ???

Tôi thẳng thắn trả lời anh và chị
Giận cũng đành. Tôi nói thật lòng tôi
Nếu còn đó, một độc tài đảng trị
Tôi có về, về tranh đấu mà thôi !

Quê hương đấy nhưng tôi không ở được
Cũng không về đóng góp bởi vì saỏ
Bởi Bác Đảng qúa tham tàn, bạo ngược
Hút máu dân đen, xiết họng đồng bào !

Hai chúng ta ở hai bờ giới tuyến
Hai con đường, lý tưởng nghịch chiều nhau
Tôi yêu tự do, công bình, chính thiện
Chế độ do dân lựa chọn, dân bầu

Đường anh chị rắc gieo mầm oan nghiệt
Nào giáo điều, nào lừa mị, gian tham
Nào khủng bố, nào tù lao, tiêu diệt
Nên căm hờn đầy dẫy Bắc Trung Nam !

Tôi nói thế nếu anh không vui lắm
Thì xin nhìn đất nước một lần xem
Có phải dân lành đói ăn, rách mặc
Chẳng tự do, không một chút nhân quyền ?

Dòng Bến Hải, Đảng chia đôi vĩ tuyến
Rồi Đảng xua quân xâm lược miền Nam
Có phải Đảng ném thương binh xuống biển
Đoạn tôn danh người ..."mất tích"...vinh quang ?

Có phải Đảng đã trả thù ác độc
Dân miền Nam sau khi cướp miền Nam
Nhãn "Cải tạo", mác "khoan hồng, học tập"
Thực chất giết người quỷ quyệt, dã man ?

Có phải Đảng chặt cây rừng, trộm gỗ
Để lụt hàng năm nước nổi, dân chìm ?
Cứu trợ gởi về, tiền kia Đảng giữ
Hiện vật nhập khọ Dân đói, đứng nhìn ?

Có phải đất dân Đảng thu, Đảng lấy
Dân biểu tình đòi, Đảng trả lại chưa ?
Có phải khắp nơi lòng dân chán ngấy
Những oán hờn cao chất ngất đơn thưa ?

Có phải Đảng bán dân làm nô lệ
Hết hạn rồi chẳng nhận họ về không?
Nước người trả. Đảng làm ngơ, mặc kệ
Chỉ dân đen là thân phận khốn cùng!

Có phải trẻ thơ bao em thất học
Đêm vỉa hè, ngày bới rác tìm cơm
Trường lớp thiếu nhưng hotel vẫn mọc
Dân không nhà nhưng Đảng lắm sân golf ?

Có phải Đảng bôi đen dòng lịch sử
Dạy trẻ thơ thù hận, dối gian không?
Trăm năm trồng người, người thành công cụ
Luồn cúi Nga Tàu, khinh rẻ tổ tông

Có phải thiếu niên đốt đời xuân trẻ
Để tương lai không là thoáng phân vân ?
Em gái mười hai môi tô, mắt vẽ
Ai thắp đèn hồng mời mọc thiêu thân ?

Có phải Đảng, đỉnh cao ngồi chễm chệ
Trên ngai vàng, lòng chẳng xót thương dân
Kiểu bạo chúa, reo cười trên máu lệ
Trên bạc vàng, trên quyền lực, phi nhân ?

Đảng và dân rõ ràng hai giai cấp
Đảng sang giàu, dân nghèo đói, đau thương
Đảng thống trị và người dân bị trị
Đảng tàn hung, dân khốn cực trăm đường !

Lệ đã thấm. Mầm xanh từ lòng đất
Đã nẩy chồi, đang lớn giữa quê hương
Dân Việt Nam với tinh thần bất khuất
Sẽ vùng lên mà rửa mối căm hờn

Anh thừa biết những lời tôi nói: ĐÚNG
Nên lo buồn mà chẳng dám nghe thôi
Đừng sợ nữạ Hãy nhìn vào sự thật
Để thương thân và thương đến giống nòi

Thế giới ngoài kia từng ngày biến chuyển
Những Bắc Hàn, Đông Đức, những Nam Tư
Khối Cộng Sản đang đi vào cõi chết
Vì lòng người bừng tỉnh giấc hoang mơ...

Thì hỡi chị, hỡi anh và hỡi bạn
Cùng chúng tôi, ta bước lại từ đầu
Hãy thành thật cho tình không đơn bạc
Muốn vườn tươi, phải diệt những loài sâu!

Muốn đất nước kịp người trong hội mới
Muốn ta không mai một chính đời ta
Muốn dân tộc tương lai không mù tối
Muốn ấm no hạnh phúc tới muôn nhà

Thì ta phải đập tan đời áp bức
Phá gông xiềng đòi dân chủ, tự do
Một thể chế chính quyền dân tạo dựng
Phải không anh? dân Việt vẫn mong chờ ???

Tôi đang nói với anh lời chí thiết'
Bằng con tim, bằng chân thật, tình người
Anh chẳng muốn nghe như tôi vẫn biết
Trong lòng anh, nguồn thác đã ngầm khơi...

Dòng thác đó lớn dần, lan rộng mãi
Trong trái tim người tiến bộ các anh
Thành những dòng sông hướng về đại hải
Cùng với muôn lòng, đốt lửa đấu tranh!

Ngày anh về, quê hương vui biết mấy
Cả ba miền vàng rực bóng cờ xưa
Anh đọc lại bản trường ca thứ bảy
Nhìn anh, tôi cười. Mắt biếc. Xinh chưa ???

Ngô Minh Hằng




Tàu cao tốc

Sáng ăn phở tái Bờ Hồ
Trưa cơm hến Huế, chiều vô Sài Gòn
Cơn mơ cao tốc chon von
“Quyết tâm chính trị” dời non nhẹ nhàng.

Tiền thì vay xứ Phù Tang
Không thì vay của bác hàng xóm ta
Bác này cả núi đô la
Mỹ còn nợ bác nữa là Việt Nam

Nghe: Mời bấm nút. Mà ham
Từ A đến Z bác làm veo veo
Nay mai cao tốc vèo vèo
Chao ơi đến cả Chí Phèo cũng oai.

Hai mươi năm nữa, đâu dài?
Mỗi đầu dân tháng đã vài nghìn đô
Lại thêm sông núi biển hồ
Lo gì nợ mọn nghi ngờ, băn khoăn

Dẫu còn dưới pín, trên răng
Cũng phi cao tốc cho bằng Đông Tây
“Phải đi vào hiện đại ngay”
Cháu qua sông học đu dây cũng đành.

Lạy trời thế hệ cha anh
Năm mươi năm nữa chưa thành lọ tro.

Vũ huy Chu

Thơ cải biên từ Hai Sắc Hoa Ti Gôn của TTKh

Đời trai ...lầm lỡ!


Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Tới tháng lãnh lương mới hết hồn!
Bạn rủ đi chơi, nào có dám
Tôi chờ người tới để…giao lương.


Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Xấp tiền lương mỏng, hỏi lung tung :
Rằng lương sao có nhiêu đây thế?
Chắc là “diếm” bớt, phải hay không?


Người ấy thường hay móc bóp tôi
Khảo tiền mỗi lúc bóp tôi vơi!
Bảo rằng tôi móc còn hơn để…
“ghệ” móc tiền ông, mới khổ đời.


Thuở ấy nào tôi đã biết gì
Trẻ người, non dạ quá ngu si
Bao nhiêu tiền bạc, tôi “dâng” hết…
Chẳng giữ cho mình được…tí ti!


Đâu biết tiền đưa bả tháng này
Là tiền dành dụm bấy lâu nay
Bao nhiêu tiền mặt, “người” chơi hết
Lấy gì vui với bạn bè đây?


Từ đấy thu, rồi thu, lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
“Người kia” đã biết tôi sạch túi!
“người ấy” cho nên vẫn hững hờ!


Tôi vẫn đi…bên cạnh một người…
Dữ như sư tử của lòng tôi!
Và từng thu chết, từng thu chết
Vẫn sợ “vợ” hơn cả…sợ trời!


Buồn quá, hôm nay xem lại túi
Chỉ còn tiền lẻ để…ăn xôi!
Bao nhiêu tiền chẵn, người gom hết
Chỉ tặng cho tôi…một nụ cười!


Tôi nhớ lời người rất xa xôi
Bảo rằng anh giống con... heo đất
Đến nay, tôi hiểu thì tôi đã…
Làm lỡ đời trai, muộn mất rồi!

Lầm văn Lỡ

Đây là một bài thơ Modify ( sửa đổi, canh cải ) của những người yêu thơ, với giọng thơ mang âm hưởng của người Nam bộ viết tếu cho vui sự đời, chúng ta cũng có thể đưa lên để cùng xem và sau đó tìm hiểu về bài thơ tuyệt tác, gốc của nó : “Hai sắc hoa Ti Gôn” của nhà thơ TTKH. Thực sự tôi không là người yêu thơ, không biết làm thơ, không có nghĩa là không biết thưởng thức thơ hay và không biết giá trị văn học nghệ thuật của Thi Ca.

Mời Quý vị xem bài sưu tầm dưới đây nói về nhà thơ TTKH một thi sĩ nổi tiếng thập niên 30 trong đó còn nhiều nhà thơ cùng thời như: Hữu Loan với Màu Tím Hoa Sim, Xuân Diệu tập “ Thơ” và “ Gởi Hương cho gió “. Nguyễn Bính vua thơ tình “ Tương Tư” “ Lỡ bước sang ngang”. Huy Cận ( Cù Huy Cận ) cây bút chủ lực trong phong trào thơ mới, ( sẽ có dịp trình bày sau ) Huy cận nổi tiếng trong phong trào thơ mới, hiện nay có người con là Tiến Sĩ Luật nổi tiếng không kém: Cù Huy Hà Vũ rất to gan chuyên đi kiện các ông có chức quyền cao nhất nước.

TRẤN THANH KHÓC ?

T.T.Kh là bút danh của một nhà thơ ẩn danh trong phong trào Thơ mới (19301945), tác giả bài Hai sắc hoa Ti-gôn nổi tiếng. Nhiều người đã suy đoán lai lịch thật của T.T.Kh nhưng chưa có giả thuyết nào thuyết phục được công chúng[1].

Sau khi truyện ngắn Hoa Ti gôn[2] của Thanh Châu đăng năm 1937 trên Tiểu thuyết thứ bảy (Hà Nội), tòa soạn nhận được hai bài thơ, do một thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mi, nét mặt u buồn[cần dẫn nguồn], mang đến gửi cho chủ bút, ký tên T.T.Kh, xin đăng báo. Báo này đăng hai bài thơ đó và xin tác giả cho địa chỉ nhưng tác giả từ chối. Sự việc rắc rối là trong khi tác giả T.T.Kh im lặng thì một vài nhà thơ đương thời như Nguyễn Bính, Thâm Tâm đã sáng tác các bài thơ hưởng ứng trong đó dường như có biết, thậm chí có dính líu với đời tư người này từ trước (Cô gái vườn Thanh của Nguyễn Bính, Màu máu Ti gôn của Thâm Tâm). Từ đó, những lời đồn đại về T.T.Kh càng có thêm nhiều dị bản.

Ti-gôn hay Ăng-ti-gôn là tên gọi chung để chỉ các loài dây leo thuộc chi có danh pháp khoa học: Antigonon, một chi thực vật thuộc họ Rau răm (Polygonaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ.

Tuy nhiên, nhiều tài liệu khác lại cho rằng chi này chỉ chứa khoảng 2-4 loài, phổ biến nhất đề cập tới A. leptopus, A. cinerascens, A. flavescensA. guatemalense.

Ti-gôn có thể bám vào giàn hoặc bất cứ vật gì ở gần để leo lên độ cao 9-12 m, là loại cây thường xanh tại các vùng khí hậu không có băng giá, lá hình trái tim kích thước khoảng 4 cm, mùa hè ra hoa thành chùm với các sắc độ từ trắng đến hồng và đỏ san hô.

Ti-gôn dễ trồng, cần nhiều ánh nắng để ra được nhiều hoa, ưa đất ẩm nhưng cũng chịu được đất khô hạn.

Tại Việt Nam, loài du nhập là A. leptopus, thường được trồng leo tường rào hoặc giàn cho đẹp và lấy bóng mát.

Hai sắc hoa ti-gôn là một bài thơ nổi tiếng của tác giả T.T.Kh viết về loài hoa này.

Bí mật tiểu sử TTKH, tác giả của Hai Sắc Hoa Tigôn và Các Bài Thơ Khác



Vào khoảng 6/1937, báo "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" xuất bản tại Hà Nội đăng truyện ngắn Hoa Tigôn của ký giả Thanh Châu. Theo đó câu chuyện kể lại một mối tình giữa một chàng nghệ sĩ và một thiếu nữ.

Sau đó không lâu, toà soạn gặp được của một người thiếu phụ trạc 20, dáng bé nhỏ, thùy mị, nét mặt u buồn, mang đến một bì thơ dán kín gửi cho chủ bút, trong đó chỉ gọn một bài thơ Hai Sắc Hoa Tigôn, dưới ký tên T.T.Kh.. Khi thiếu phụ đi rồi, tòa soạn xem thơ nhận thấy thi phẩm ghi lại cảnh tình đáng thương tâm, nhưng người ta chỉ nhớ lờ mờ hình ảnh thiếu phụ kia. Đó là lần đầu và cũng là lần cuối người thiếu phụ nầy xuất hiện.

Câu chuyện "Hoa Tigôn" đã khơi lại mối tình xưa mà người thiếu phụ (T.T.Kh.) đã từng yêu một người và từng trao lời gắn bó dưới giàn hoa Tigôn. Rồi chàng ra đi, nàng ở lại và nhận một mối tình gượng ép. Nàng đã làm bài thơ để giải tỏa niềm tâm sự.

Trong "Hai Sắc Hoa Tigôn" tác giả thuật lại câu chuyện tình giữa nàng và chàng nghệ sĩ trót đã yêu nhau, song hoàn cảnh trái ngang, nàng phải gạt nước mắt nên duyên cùng người khác - một ông chồng luống tuổi - để rồi tan nát tâm tư mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm êm đềm của một thời quá khứ.

Sau bài thơ nầy, tòa soạn "Tiểu Thuyết Thứ Bảy" lại nhận được bằng đường bưu cục 3 tác phẩm khác cũng mang tên T.T.Kh.. Đó là các bài Bài Thơ Thứ Nhất, Bài Thơ Đan Áo (riêng đăng ở Phụ Nữ Thời Đàm) và Bài Thơ Cuối Cùng.

Từ đó về sau, người ta không còn gặp thơ của T.T.Kh. nữa và không hiểu tại sao bài "Hai Sắc Hoa TiGôn" lại xuất hiện trước "Bài Thơ Thứ Nhất."

Từ lúc T.T. Kh. góp mặt vào làng thi ca tiền chiến, người ta đã tốn biết bao công phu đi tìm hiểu về T.T.Kh.. Không ai biết được tên thật cũng như quê quán của nàng. Có người cho nàng là Trần Thị Khánh, một nữ sinh phố Sinh Từ, Hà Nội. Có kẻ cho cô là người yêu của thi sĩ Thanh Tâm, hay đây chỉ là một nhân vật trong tưởng tượng của ông nhằm lâm ly hóa hay thi vị hóa một mối tình tưởng tượng. Rồi ký giả Thanh Châu, các thi sĩ Nguyễn Bính và J. Leiba cũng nhận T.T.Kh. là người yêu của mình! Kể từ đó, dù cho các nhà văn tốn không biết bao giấy mực nhưng họ vẫn không biết gì hơn về nàng.

Về hoa Tigôn (Antigone in French): loại hoa dây leo, không thơm, có hình quả tim vỡ làm mấy mảnh. Hoa Tigôn rất đẹp, có hai loại: loại cho ra hoa mầu trắng và loại cho ra hoa mầu đỏ hay hồng tươi, có thể mọc ở toàn cõi VN. Lá Tigôn mầu xanh, hình tim như lá trầu nhưng nhỏ cỡ 3 ngón tay. Hoa Tigôn nhỏ bằng đầu chiếc đũa ăn cơm, mọc thành chùm. Hoa Tigôn có 5 cánh hình trái tim, hai cánh nhỏ ở trong và 3 cánh lớn hơn chụm vào nhau bao ở ngoài. Khi gặp gió hay mưa hoa rụng từ cuống hoa, rơi xuống đất nhưng vẫn còn nguyên cả bông hoa chứ cánh hoa không tách rời ra tơi tả như T.T.Kh. mô tả trong thơ của bà. Ở miền Nam Việt Nam gọi là hoa nho vì lá giống lá nho. Tác giả mượn ý màu trắng là màu trinh bạch, ngây thơ khi nàng còn nhỏ dại, và hồng là màu mà nàng phải trải qua những sự đau khổ trong tình trường khi con tim nàng tan vỡ........

Như đã thấy "Bài Thơ Cuối Cùng" xuất hiện vào giữa năm 1938, trong đó T.T.Kh. giận trách người tình cũ đã đem thơ của nàng lên mặt báo làm lộ chuyện thầm kín cho khắp người đời thóc mách xem thì không còn thấy xuất hiện bài thơ nào khác của nàng nữa.

Mãi tới 2 năm sau, vào giữa 1940, mới thấy xuất hiện bài thơ gửi T.T.Kh. với bút hiệu Thâm Tâm (Nguyễn Tuấn Trình, 1917-194, có lẽ là ông ở xa vừa mới về. Ông tự nhận là người tình cũ của T.T.Kh., gọi nàng bằng tên "Khánh" và nhắc tên nầy tổng cộng 4 lần. Bài thơ nầy là để trả lời cho 4 bài thơ của nàng, nhưng với giọng điệu cay đắng, mỉa mai!

Ngoài ra Thâm Tâm còn 2 bài thơ khác viết cho T.T.Kh. như sau: Màu Máu Tigôn, Dang Dở

Đây là những bài thơ tình hay nhất của Thâm Tâm gởi cho T.T.Kh. xuất hiện trong năm 1940. Bài thơ "Dang Dở" trên đã chấm dứt mối tình bí mật đó. Nhưng...

Sau đó, người ta lại được biết chút ít về T.T.Kh. qua bài thơ "Dòng Dư Lệ" của Nguyễn Bính. Lúc bấy giờ ai chẳng nghĩ T.T.Kh. chính là người tình vườn Thanh của Nguyễn Bính. Nhưng đó chỉ là sự ngộ nhận của một kẻ si thơ T.T.Kh. mà thôi.

Thi sĩ Nguyễn Bính lúc còn trẻ có máu "giang hồ", vào Nam ra Bắc mấy lần. Một lần dong ruổi, gặp đêm mưa lớn, ông ghé vào trọ tại một nhà ở vùng Thanh Hóa, được người lão bộc tiếp đãi. Nhà có khu vuờn đẹp, trong nhà có cô gái trẻ ngồi quay tơ - mà ông gọi là "Người Vườn Thanh" - đã khiến ông run động, thao thức bâng quơ; nhưng nghĩ mình còn nặng kiếp phong trần nên chưa dám tính đến chuyện tình duyên.

Rồi mấy năm sau, ông lại có dịp qua vùng Thanh Hóa, bèn tìm đến chốn cũ, thì được người lão bộc năm xưa kể cho nghe "một thiên hận tình." Thời gian lại qua đi, ông gần như đã quên câu chuyện đó, thì đọc được những bài thơ của T.T.Kh. xuất hiện trên báo. Ông thấy những bài thơ đó giống hệt thiên hận tình của "Người Vườn Thanh" năm nào, ông nghĩ rằng "Người Vườn Thanh" chính là T.T.Kh., và viết bài thơ "Dòng Dư Lệ" để tặng nàng.

Mặc dầu xôn xao bàn tán và tranh dành lấy mình và lấy thơ của mình, T.T.Kh. đã biến mất. Cho đến mùa xuân năm 1938 ngày 30 tháng 10 thì trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy lại xuất hiện T.T.Kh. với Bài Thơ Cuối Cùng. Đó là bốn bài thơ mà T.T.Kh. đã để lại trong lòng tất cả người yêu thơ của bà. Cho đến thập kỷ 80, vẫn có người noí rằng bà còn sống và đã gặp bà, nhưng dù sao đó cũng chỉ là một lời nói mà thôi.

Vậy T.T.Kh. nàng là ai??? Và vì ai mà làm thơ??? Cái nghi vấn đã kéo dài hơn 50 năm cho đến năm 1994. Bà Đ.T.L (tạm dấu tên) đã tiết lộ cái mà thiên hạ cho là "thiên cơ bất khả tiết lộ" cho nhà văn Thế Nhật, và đó cũng là cái chìa khóa để mở cái cửa nghi vấn cho làng văn học Việt Nam.

T.T.Kh là gì?
T chữ thứ nhất là TRẦN
T chữ thứ hai là THANH
Kh chữ thứ ba là KHÓC

KHÓC ở đây là khóc cho mối tình có duyên không nợ, khóc cho cái éo le cuộc đời. Tạo hóa trớ trêu khiến cho họ gặp nhau rồi đem cho họ bao nhiêu là nước mắc ngậm ngùi khi xa nhau.

THANH là Thanh Châu, là tác giả của truyện ngắn"Hoa Tigôn" đã nhắc ở trên. Ông hiện cư ngụ tại Hà Nội, là người đã tạo cho T.T.Kh. những cảm xúc để viết lên những giận hờn, thương xót, và khóc thương. Người đã mang nặng chữ chung thủy với chữ tình, đã gắn bó với thơ T.T.Kh., với cái hồn của nàng suốt hơn 50 năm trời đăng đẵng. Một người mà hôm nay thân đã tàn sức đã tận, nhưng tâm hồn vẫn lâng lâng cái trẻ trung, cái nhớ thương ray rứt về cố nhân. Một người có tâm hồn cao thương và sắc đá, trước những thử thách trớ trêu của tạo hóa, nhưng lại mềm mại, đắng cay trong từng ngòi bút ông buông lời

TRẦN là Trần Thị Chung, (tên thường gọi là Trần Thị Vân Chung) sinh ngày 25-8-1919 tại thị xã Thanh Hóa, Hà Nộị sinh trưởng trong một gia đình Quan lại thời bấy giờ. Vân Chung có một người anh cả, hai người em gái và một người em trai út. Năm 1934, qua mối mai, gia đình nàng đã hứa gả nàng cho một luật sư (Lê Ngọc Chấn, ông đã chết sau khi mãn tù cải tạo học tập). Hiện nay bà cùng các con sinh sống ở miền Nam nước Pháp trong một thị xã nhỏ và bà vẫn tiếp tục làm thơ, viết văn với nhiều bút hiệu khác khau như Vân Nương, Tơ Sương v.v...

Hai Sắc Hoa Ti Gôn
-T.T.Kh-

Một mùa thu trước, mỗi hoàng hôn
Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn
Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
Tôi chờ người đến với yêu đương

Người ấy thường hay ngắm lạnh lùng
Dải đường xa vút bóng chiều phong
Và phương trời thẳm mờ sương cát
Tay vít giây hoa trắng chạnh lòng

Người ấy thường hay vuốt tóc tôi
Thở dài trong lúc thấy tôi vui
Bảo rằng: hoa giống như tim vỡ
Anh sợ tình ta cũng vỡ thôi

Thuở đó nào tôi đã hiểu gì
Cánh hoa tan tác của sinh ly
Cho nên cười đáp: Màu hoa trắng
Là chút lòng trong chẳng biến suy

Đâu biết lần đi một lỡ làng
Dưới trời đau khổ chết yêu đương
Người xa xăm quá, tôi buồn lắm!
Trong một ngày vui pháo nhuộm đường

Từ đấy thu rồi, thu lại thu
Lòng tôi còn giá đến bao giờ
Chồng tôi vẫn biết tôi thương nhớ
Người ấy, cho nên vẫn hững hờ

Tôi vẫn đi bên cạnh cuộc đời
Ái ân lạt lẻo của chồng tôi
Mà từng thu chết, từng thu chết
Vẫn giấu trong tim bóng một người

Buồn quá! Hôm nay xem tiểu thuyết
Thấy ai cũng ví cánh hoa xưa
Nhưng hồng, tựa trái tim tan vỡ
Và đỏ như màu máu thắm pha

Tôi nhớ lời người đã bảo tôi
Một mùa thu trước rất xa xôi
Đến nay tôi hiểu thì tôi đã
Làm lỡ tình duyên cũ mất rồi

Tôi sợ chiều thu phớt nắng mờ
Chiều thu, hoa đỏ rụng chiều thu
Gió về lạnh lẽo, chân mây trắng
Người ấy sang sông đứng ngóng đò

Nếu biết rằng tôi đã lấy chồng
Trời ơi, người ấy có buồn không?
Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
Tựa trái tim phai, tựa máu hồng.


Đan Áo Cho Chồng
-T.T.Kh-

"Chị ơi! Nếu chị đã yêu.
Đã từng lỡ hát ít nhiều đau thương,
Đã xa hẳn quãng đường hương,
Đã đem lòng gởi gió sương mịt mùng.

Biết chăng chị? Mỗi mùa đông,
Đáng thương những kẻ có chồng như em,
Vẫn còn thấy lạnh trong tim,
Đan đi đan lại áo len cho chồng.

Như con chim hót trong lồng,
Hạt mưa nó rụng bên song bơ thờ.
Tháng ngày nổi tiếng tiêu sơ,
Than ôi! Gió đã sang bờ ly tan...

Tháng ngày miễn cưỡng em đan,
Kéo dài một chiếc áo len cho chồng.
Như con chim nhốt trong lồng,
Tháng ngày mong đợi ánh hồng năm nao !

Ngoài trời mưa gió xôn xao,
Ai đem khóa chết chim vào lông nghiêm ?
Ai đem lễ giáo giam em?
Sống hờ trọn kiếp trong duyên trái đời...

Lòng em khổ lắm chị ơi !
Trong bao tủi cực với lời mỉa mai.
Quang cảnh lạ, tháng năm dài,
Đêm đêm nghĩ tới ngày mai giật mình!"



Bài Thơ Thứ Nhất
-T.T.Kh-

Thuở trước hồn tôi phơi phới quá,
Lòng thơ nguyên vẹn một làn hương...
Nhưng mà nghệ sĩ từ đâu lại,
Êm ái trao tôi một vết thương.
Tai ác ngờ đâu gió lạ qua,
Làm kinh giấc mộng những ngày hoa,
Thổi tan tâm điệu du dương trước
Và tiễn Người đi bến cát xạ
Ở lại vườn Thanh có một mình,
Tôi yêu gió rụng lúc tàn canh;
Yêu trăng lặng lẽ rơi trên áo,
Yêu bóng chim xa, nắng lướt mành.
Và một ngày kia tôi phải yêu
Cả chồng tôi nữa lúc đi theo
Những cô áo đỏ sang nhà khác,
- Gió hỡi! làm sao lạnh rất nhiều ?
Từ đấy không mong, không dám hẹn
Một lần gặp nữa dưới trăng nghiêm,
Nhưng tôi vẫn chắc nơi trời lạ,
Người ấy ghi lòng :"vẫn nhớ em !"
Đang lúc lòng tôi muốn tạm yên,
Bỗng ai mang lại cánh hoa tim
Cho tôi ép nốt lòng dư lệ
Rỏ xuống thành thi khóc chút duyên ?
Đẹp gì một mảnh lòng tan vỡ
Đã bọc hoa tàn dấu xác xơ!
Tóc úa giết dần đời thiếu phụ...
Thì ai trông ngóng, chả nên chờ !
Viết đoạn thơ đầu lo ngại quá
Vì tôi còn nhớ hẹn nhau xưa :
- "Cố quên đi nhé, câm mà nín
Đừng thở than bằng những giọng thơ !"
Tôi run sợ viết; lặng im nghe
Tiếng lá thu khô siết mặt hè
Như tiếng chân người len lén đến.
- Song đời nào dám găp ai về!
Tuy thế, tôi tin vẫn có người
Thiết tha theo đuổi nữa, than ôi
Biết đâụ..tôi : một tâm hồn héo,
Bên cạnh chồng nghiêm luống tuổi rồi!


Bài Thơ Cuối Cùng
-T.T.Kh-

Anh hỡi tháng ngày xa quá nhỉ ?
Một mùa thu cũ, một lòng đaụ..
Ba năm ví biết anh còn nhớ,
Em dã câm lời, có nói đâu !

Đã lỡ, thôi rồi ! chuyện biệt ly,
Càng khơi càng thấy lụy từng khị
Trách ai mang cánh "ty-gôn" ấy,
Mà viết tình em, được ích gì ?

Chỉ có ba người đã đọc riêng,
Bài thơ "đan áo" của chồng em.
Bài thơ "đan áo" nay rao bán,
Cho khắp người đời thóc mách xem...

Là giết đời nhau đấy, biết không ?
....Dưới dàn hoa máu tiếng mưa rung,
Giận anh, em viết dòng dư lệ,
Là chút dư hương : điệu cuối cùng !

Từ đây, anh hãy bán thơ anh,
Còn để yên tôi với một mình,
Những cánh hoa lòng, hừ ! đã ghét,
Thì đem mà đổi lấy hư vinh.

Ngang trái đời hoa đã úa rồi,
Từng mùa gió lạnh sắc hương rơị..
Buồng nghiêm thờ thẫn hồn eo hẹp,
Đi nhớ người không muốn nhớ lời !

Tôi oán hờn anh, mỗi phút giây,
Tôi run sợ viết, bởi rồi đây
Nếu không yên được thì tôị..chết
Đêm hỡi ! làm sao tối thế nầy ?

Năm lại năm qua cứ muốn yên
Mà phương ngoài gió chẳng làm quên;
Và người vỡ lỡ duyên thầm kín,
Lại chính là anh ? anh của em !

Tôi biết làm sao được hỡi trời ?
Giận anh, không nỡ ! Nhớ không thôi !
Mưa buồn, mưa hắt, trong lòng ướt...
Sợ quá đi, anh..."có một người" !...

BBT Hà sưu tầm

Hãy liên lạc với chúng tôi, mọi bài vở đóng góp xin vui lòng gởi về NguoiVietTuDoRg@Yahoo.Com hoặc liên hệ bằng điện thoại Mobil : 01577. 77 22 459 . Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý vị.

Xin quý vị vui lòng Klick vào Link dưới đây để trở về trang chủ Diễn Đàn Regensburg

www.TrangChuRgBg.Blogspot.Com